Bể phốt kiểu mới – tín hiệu mới cho các đô thị Việt Nam
Thời gian gần đây, đề tài khoa học “Thiết kế, chế tạo ứng dụng bể phốt kiểu mới tại các đô thị Việt Nam” của tác giả Hoàng Đức Thảo, Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã gây nhiều xôn xao trong giới khoa học thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường. Bên cạnh tiết kiệm về chi phí, sự ra đời của bể phốt kiểu mới sẽ giải quyết được những bức xúc về môi trường trong các dân cư đô thị.
TỪ THỰC TRẠNG…Song song với sự có mặt của hệ thống cấp nước đô thị, hệ thống thoát nước cũng được thiết kế và xây dựng nhằm đảm bảo thu gom nước thải từ các khu dân cư đến nơi xử lý nước thải.Tại các nước trên thế giới, nước thải khu dân cư được thu gom từ các hộ dùng nước trực tiếp dẫn đến các nhà máy xử lý nước thải, sau đó mới xả vào nguồn nước. Tuy nhiên tại Việt Nam do hệ thống thoát nước được xây dựng không đồng bộ, đồng thời chưa có Nhà máy xử lý nước thải nên thông thường các hộ dùng nước phải có bể phốt để giữ lại các cặn hữu cơ không hòa tan trong nước thải không cho chảy vào hệ thống cống chung nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Do chất hữu cơ ở dạng hòa tan và keo bẩn vẫn chảy vào cống, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nên buộc các hộ dân đô thị phải xây dựng bể tự hoại.Từ trước đến nay việc thiết kế và xây dựng bể tự hoại đều theo kinh nghiệm cũ của nước ngoài. Bể tự hoại gồm 1, 2 hoặc 3 ngăn. Do thể tích rất lớn nên thời gian giữa hai lần hút cặn khá dài, đồng thời để tiết kiệm diện tích cũng như chi phí, các bể tự hoại đều được thiết kế cho nước xám (nước từ bể xí, tiểu) và nước tắm giặt nên bể tự hoại hoạt động kém. Bên cạnh đó, việc bố trí đường ống công nghệ trong bể tùy tiện, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng dẫn đến hoạt động của bể kém hiệu quả, trong đó co quá trình phân hủy phân và lắng nước thải. Nguy hại hơn là nhiều bể phốt khi thải nước thải ra khỏi bể còn chứa cặn và lắm khi còn có cả cặn tươi chưa phân hủy. Đó là chưa kể đến hàng loạt yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình hút cặn như: bể phốt xây dựng ở tầng 1, dưới khu vệ sinh, mỗi lần hút cặn phải đục lỗ trên bể phốt, sau khi hút xong trám lại ảnh hưởng đến môi trường; bể phốt xây không đúng kỹ thuật làm rò rỉ nước ra ngoài dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, phá hủy móng công trình.ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA MỘT ĐỀ TÀI KHOA HỌCNhận thức được tính kinh tế cũng như những bất lợi và nguy cơ ô nhiễm môi trường từ bể phốt kiểu cũ, sau nhiều đêm trăn trở suy tính, KS. Hoàng Đức Thảo, Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị đã nảy ra ý tưởng thiết kế bể phốt kiểu mới cho các đô thị Việt Nam. Từ việc điều tra khảo sát bể tự thấm và bể tự hoại trên địa bàn toàn tỉnh và thực hiện nhiều phương án thiết kế, ông Thảo và các cộng sự đã chế tạo thành công một loại bể phốt kiểu mới. Bể phốt kiểu mới được thiết kế bằng bê tông cốt thép, vật liệu sử dụng là xi măng suphat, có khả năng chống xâm thực, chống ăn mòn trong môi trường nước thải, nước ngầm bị nhiễm mặn. Hệ thống bể phốt kiểu mới chỉ cho nước xám ( nước từ bể xí, tiểu) vào bể phốt. Nước tắm giặt không đi vào bể phốt mà đấu nối trực tiếp vào hệ thống cống chung thông qua hố thu. Bể phốt kiểu mới cũng được thiết kế nhằm duy trì việc bão dưỡng thông hút cặn bằng phương pháp luồn ống hút theo đường ống dẫn từ ngoài hàng rào vào nhà dân ( xây dựng hố ga kiểm tra bên ngoài nhà dân, sử dụng ống thoát nước thải nối từ bể phốt ra hố kiểm tra kết hợp làm ống lồng để sử dụng luồn ống hút cặn từ hố ga kiểm tra vào bể phốt). Qua triển khai áp dụng, bể phót kiểu mới đã bộc lộ nhiều ưu điểm vượt trội so với các bể phốt kiểu cũ.Nguyên lý làm việc của hệ thống bể phốt kiểu mới cũng rất đơn giản: nước thải từ bể xí, tiểu của các khu vực WC được dẫn theo các đường ống thoát trong nhà hộ dân đưa vào bể phốt. Tại đây nước thải được xử lý sinh học yếm khí, cặn có trong nước thải được lên men lắng xuống đáy bể, nước được tách ra và chảy ra hố ga kiểm tra sau đó vào mạng lưới cống chung. Hệ thống đường ống dẫn từ bể phốt sang ngăn thu nước rửa được bố trí theo nguyên lý chảy tràn do chênh lệch mực nước, nước dẫn sang ngăn thu theo hướng từ dưới lên. Tại ngăn thu nước rửa tập trung tất cả lượng nước thải sinh hoạt và lượng nước sau xử lý đấu nối vào hệ thống cống chung. Lượng cặn trong bể phốt sẽ được định ký hút cặn. Công tác hút cặn sẽ được thực hiện hoàn toàn bên ngoài hàng rào nhà dân. Ong hút cặn sẽ được luồn đến tận khu cặn lắng trong bể phốt qua hố ga kiểm tra bên ngoài nhà dân.
Theo đánh giá của GS. TSKH đầu ngành cấp thoát nước và môi trường của Việt Nam Trần Hữu Uyển- giảng viên trường Đại học Xây dựng Hà Nội thì bể phốt do Công ty Thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thiết kế đã đạt được các tiêu chí chính: kích thước của bể được thiết kế đa dạng, phù hợp với nhiều loại nhà, cấu tạo ống công nghệ, ống hút cặn không cần đục nắp bể phốt; Thời gian hút cặn giữa hai lần kéo dài; Chi phí cho việc xây dựng lắp đặt thấp hơn; Quy trình sản xuất khoa học, dây chuyền sản xuất sử dụng công nghệ hiện đạị; thuận lợi trong quá trình lắp đặt và sử dụng.Hiện nay đề tài này đã được thực hiện thành công và đang ứng dụng thí điểm trên địa bàn TP. Vũng tàu và Thị xã Bà Rịa (Bà Rịa- Vũng Tàu). Hy vọng thành công này là tín hiệu tốt lành cho tất cả các đô thị Việt Nam khi sử dụng bể phốt kiểu mới từ Công ty Thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
TỪ THỰC TRẠNG…Song song với sự có mặt của hệ thống cấp nước đô thị, hệ thống thoát nước cũng được thiết kế và xây dựng nhằm đảm bảo thu gom nước thải từ các khu dân cư đến nơi xử lý nước thải.Tại các nước trên thế giới, nước thải khu dân cư được thu gom từ các hộ dùng nước trực tiếp dẫn đến các nhà máy xử lý nước thải, sau đó mới xả vào nguồn nước. Tuy nhiên tại Việt Nam do hệ thống thoát nước được xây dựng không đồng bộ, đồng thời chưa có Nhà máy xử lý nước thải nên thông thường các hộ dùng nước phải có bể phốt để giữ lại các cặn hữu cơ không hòa tan trong nước thải không cho chảy vào hệ thống cống chung nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Do chất hữu cơ ở dạng hòa tan và keo bẩn vẫn chảy vào cống, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nên buộc các hộ dân đô thị phải xây dựng bể tự hoại.Từ trước đến nay việc thiết kế và xây dựng bể tự hoại đều theo kinh nghiệm cũ của nước ngoài. Bể tự hoại gồm 1, 2 hoặc 3 ngăn. Do thể tích rất lớn nên thời gian giữa hai lần hút cặn khá dài, đồng thời để tiết kiệm diện tích cũng như chi phí, các bể tự hoại đều được thiết kế cho nước xám (nước từ bể xí, tiểu) và nước tắm giặt nên bể tự hoại hoạt động kém. Bên cạnh đó, việc bố trí đường ống công nghệ trong bể tùy tiện, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng dẫn đến hoạt động của bể kém hiệu quả, trong đó co quá trình phân hủy phân và lắng nước thải. Nguy hại hơn là nhiều bể phốt khi thải nước thải ra khỏi bể còn chứa cặn và lắm khi còn có cả cặn tươi chưa phân hủy. Đó là chưa kể đến hàng loạt yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình hút cặn như: bể phốt xây dựng ở tầng 1, dưới khu vệ sinh, mỗi lần hút cặn phải đục lỗ trên bể phốt, sau khi hút xong trám lại ảnh hưởng đến môi trường; bể phốt xây không đúng kỹ thuật làm rò rỉ nước ra ngoài dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, phá hủy móng công trình.ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA MỘT ĐỀ TÀI KHOA HỌCNhận thức được tính kinh tế cũng như những bất lợi và nguy cơ ô nhiễm môi trường từ bể phốt kiểu cũ, sau nhiều đêm trăn trở suy tính, KS. Hoàng Đức Thảo, Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị đã nảy ra ý tưởng thiết kế bể phốt kiểu mới cho các đô thị Việt Nam. Từ việc điều tra khảo sát bể tự thấm và bể tự hoại trên địa bàn toàn tỉnh và thực hiện nhiều phương án thiết kế, ông Thảo và các cộng sự đã chế tạo thành công một loại bể phốt kiểu mới. Bể phốt kiểu mới được thiết kế bằng bê tông cốt thép, vật liệu sử dụng là xi măng suphat, có khả năng chống xâm thực, chống ăn mòn trong môi trường nước thải, nước ngầm bị nhiễm mặn. Hệ thống bể phốt kiểu mới chỉ cho nước xám ( nước từ bể xí, tiểu) vào bể phốt. Nước tắm giặt không đi vào bể phốt mà đấu nối trực tiếp vào hệ thống cống chung thông qua hố thu. Bể phốt kiểu mới cũng được thiết kế nhằm duy trì việc bão dưỡng thông hút cặn bằng phương pháp luồn ống hút theo đường ống dẫn từ ngoài hàng rào vào nhà dân ( xây dựng hố ga kiểm tra bên ngoài nhà dân, sử dụng ống thoát nước thải nối từ bể phốt ra hố kiểm tra kết hợp làm ống lồng để sử dụng luồn ống hút cặn từ hố ga kiểm tra vào bể phốt). Qua triển khai áp dụng, bể phót kiểu mới đã bộc lộ nhiều ưu điểm vượt trội so với các bể phốt kiểu cũ.Nguyên lý làm việc của hệ thống bể phốt kiểu mới cũng rất đơn giản: nước thải từ bể xí, tiểu của các khu vực WC được dẫn theo các đường ống thoát trong nhà hộ dân đưa vào bể phốt. Tại đây nước thải được xử lý sinh học yếm khí, cặn có trong nước thải được lên men lắng xuống đáy bể, nước được tách ra và chảy ra hố ga kiểm tra sau đó vào mạng lưới cống chung. Hệ thống đường ống dẫn từ bể phốt sang ngăn thu nước rửa được bố trí theo nguyên lý chảy tràn do chênh lệch mực nước, nước dẫn sang ngăn thu theo hướng từ dưới lên. Tại ngăn thu nước rửa tập trung tất cả lượng nước thải sinh hoạt và lượng nước sau xử lý đấu nối vào hệ thống cống chung. Lượng cặn trong bể phốt sẽ được định ký hút cặn. Công tác hút cặn sẽ được thực hiện hoàn toàn bên ngoài hàng rào nhà dân. Ong hút cặn sẽ được luồn đến tận khu cặn lắng trong bể phốt qua hố ga kiểm tra bên ngoài nhà dân.
Theo đánh giá của GS. TSKH đầu ngành cấp thoát nước và môi trường của Việt Nam Trần Hữu Uyển- giảng viên trường Đại học Xây dựng Hà Nội thì bể phốt do Công ty Thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thiết kế đã đạt được các tiêu chí chính: kích thước của bể được thiết kế đa dạng, phù hợp với nhiều loại nhà, cấu tạo ống công nghệ, ống hút cặn không cần đục nắp bể phốt; Thời gian hút cặn giữa hai lần kéo dài; Chi phí cho việc xây dựng lắp đặt thấp hơn; Quy trình sản xuất khoa học, dây chuyền sản xuất sử dụng công nghệ hiện đạị; thuận lợi trong quá trình lắp đặt và sử dụng.Hiện nay đề tài này đã được thực hiện thành công và đang ứng dụng thí điểm trên địa bàn TP. Vũng tàu và Thị xã Bà Rịa (Bà Rịa- Vũng Tàu). Hy vọng thành công này là tín hiệu tốt lành cho tất cả các đô thị Việt Nam khi sử dụng bể phốt kiểu mới từ Công ty Thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.